BÍ MẬT CỦA KINH TẾ

Điều đáng ngạc nhiên là tại sao suốt sáu năm qua Việt Nam không khai thông được nguồn vốn khổng lồ đến chừng đó (chắc là không dưới 200 tỷ USD). Tại sao lại như vậy? Rõ ràng rằng có các nước đã làm được việc mà Việt Nam chưa làm được. Họ có bí quyết gì không?

Nền kinh tế Việt Nam thiếu tiền thì đúng rồi, nhưng ngoài cách bù đắp lượng tiền thiết hụt bằng cách gia tăng tốc độ lưu thông tiền tệ thì còn có cách nào nữa không? Tốc độ lưu thông tiền tệ là do thị trường quyết định hay là do thế lực nào đó điều hành?

“Cái gì đó” còn thiếu đó chính là tiền tệ vì trong nền kinh tế thị trường không có cái gì khác hơn, là sự thiếu tiền, nhưng nguyên nhân không phải là ở chỗ “chưa tìm cách tăng tốc độ lưu thông tiền tệ”. Nguyên nhân là ở chỗ không biết cách sản xuất ra số tiền mà đáng lẽ hoàn toàn có thể bơm được vào nền kinh tế. Không sản xuất ra được số tiền đó, tức là không tạo ra được cú hích ban đầu và các cú hích tiếp theo về tiền tệ đối với nền kinh tế, thì việc nói đến “tăng tốc độ lưu thông tiền tệ” là điều vô nghĩa. Vì thế, câu hỏi đặt ra là ngoài nhà nước còn có chủ thể nào có thể sản xuất ra tiền được không? Điều làm người ta không giải được bài toán này là ở chỗ người ta đã xác định không đúng chủ thể giải quyết bài toán này, chưa tìm ra được chủ thể giải quyết bài toán này.

Cái gì đó còn thiếu chính là chủ thể điều hành kinh tế siêu vĩ mô và sự điều hành của nó, trong đó có việc sản xuất tiền ảo và đẩy nhanh tốc độ lưu thông của các phương tiện tài chính tiền tệ. Tiến trình lưu thông các phương tiện tài chính tiền tệ có thể bị gián đoạn vì rất nhiều lý do, nhưng việc sản xuất ra tiền ảo khắc phục sự gián đoạn của tiến trình lưu thông đó. Sản xuất tiền ảo và biến tiền ảo thành tư bản đã làm cho chủ thể điều hành kinh tế siêu vĩ mô thực hiện đồng thời chính sách tiền tệ và chính sách tài chính của riêng mình. Sự điều hành của chủ thể này quyết định tốc độ lưu thông của các phương tiện tài chính và tiền tệ có tầm hoạt động quốc tế. Chủ thể này ra lệnh cho các doanh nghiệp, các tổ chức chịu sự điều phối của mình thực hiện các vụ mua bán, sử dụng các công cụ tài chính – tiền tệ vào những thời điểm nhất định, với những số lượng đã được tín toán kỹ để bảo đảm được sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế. Cứ để các phương tiện tài chính tiền tệ vận hành theo cái gọi là thị trường thì còn lâu mới hy vọng tốc độ lưu thông tiền tệ được nâng lên, nếu không muốn nói đó chỉ là ảo tưởng.

Sự phát triển kinh tế thị trường hiện đại là một cuộc cạnh tranh khốc liệt của các nhóm tư bản, nơi thương trường là chiến trường, trong đó có những thủ đoạn và biện pháp độc chiêu nhằm đạt được những lợi ích của mình, nhằm giành được thắng lợi cho mình, luôn luôn được che đậy. Che đậy, giữ bí mật những yếu tố chủ chốt đang gây ra sự cạnh tranh khốc liệt là điều luôn được các thế lực đó chú trọng trong toàn bộ đời sống kinh tế xã hội hiện đại. Một khi có điều gì đó không thể che đậy được thì thế lực đó chỉ ra một đối tượng nào đó là chủ thể của những hành vi cạnh tranh nhằm đánh lạc hướng đối thủ và công luận ra khỏi những điều chủ chốt nhất.

Chủ nghĩa tư bản đã tìm ra được cách thức bí mật để đạt được quyền lợi của mình nên khoa học tư sản phải có nhiệm vụ che giấu những điều đó. Chủ nghĩa tư bản đã có những chuyên gia có bằng cấp đầy mình ở những nước phát triển sáng lập ra những lý thuyết này lý thuyết nọ để giải thích thế giới hiện đại theo các góc độ có lợi cho quyền lợi của đại tư bản, và sự tiến triển của các thứ khoa học đó lại phải tìm ra được cách che đậy thực chất của tư bản hiện đại và biến những người không nắm được thực chất trở thành những kẻ nô lệ tự nguyện của chủ nghĩa tư bản. Huyền thoại tốc độ quay vòng ngân sách 3 – 4 lần, thậm chí mười lần được các nhà kinh tế học tư sản dựng lên để che đậy thực chất sản xuất tiền ảo, che đậythực chất của sự điều hành kinh tế siêu vĩ mô. Điều đó chỉ chứng tỏ rằng có sự phối hợp chặt chẽ giữa điều hành kinh tế siêu vĩ mô và điều hành kinh tế vĩ mô. Phát triển kinh tế theo những học thuyết có mục đích bảo vệ cho quyền lợi của đại tư bản với hy vọng đuổi kịp các nước tiên tiến thì sẽ gặp những khó khăn, những mâu thuẫn nan giải không khác gì húc đầu vào đá.

Việc phổ biến những học thuyết kinh tế không vạch ra được những bí mật của sự phát triển thần kỳ về kinh tế trong một xã hội là cách thức tốt nhất để xã hội đó phụ thuộc vào các nước phát triển hơn. Nếu một công ty có bí quyết nào đó đem lại sự phát triển vượt bậc, mà bây giờ thường là các biện pháp quản lý và khoa học công nghệ thì công ty đó giấu bằng được bí quyết của mình. Một bí quyết để một xã hội vượt lên hẳn các xã hội khác, buộc các xã hội khác phục vụ cho lợi ích của xã hội đó một cách tự nguyện thì sẽ được che giấu dưới tầng tầng lớp lớp tư tưởng, học thuyết và hoạt động thực tiễn, thậm chí bằng cách sử dụng các số liệu thống kê không phản ánh đúng thực chất của sự phát triển kinh tế trên quy mô quốc gia để làm sai lệch kết quả của những công trình nghiên cứu muốn dựa vào đấy. Chẳng hạn tổng sản phẩm quốc nội GDP là chỉ số đã bị kêu ca nhiều về tính không chính xác, nhưng vẫn được thường xuyên công bố và coi là số liệu chính thống, trong khi đó có những chỉ số khác được cho là phản ánh trung thực hơn mức tăng trưởng kinh tế của một quốc gia như chỉ số phát triển thực GDI (Genuine Progress Indicator), chỉ số phúc lợi kinh tế bền vững ISEW (Index of Sustainable Economic Welfare), chỉ số lợi tức ròng và bền vững SNBI (Sustainable Net Benefit Index) không biết đến bao giờ mới được các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Tổ chức Thương mại Thế giới chính thức sử dụng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan